Tiêu chuẩn bổ nhiệm kế toán trưởng trong đơn vị nhà nước

0
337

Tiêu chuẩn bổ nhiệm kế toán trưởng trong đơn vị kế toán thuộc Nhà nước

Thứ nhất, tiêu chuẩn bổ nhiệm kế toán trưởng

a, Tiêu chuẩn chung:
Theo quy định tại Điều 54 Luật Kế toán năm 2015 và Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, để đảm nhiệm chức danh kế toán trưởng cần có những tiêu chuẩn như sau:
– Hoàn thành khóa học và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
– Thời gian công tác trên thực tế về công tác kế toán phải được ít nhất hai năm nếu là người có trình độ đại học trở lên và 03 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng;
– Là người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, trung thực và liêm khiết;
– Không thuộc các trường hợp không được làm kế toán theo quy định của luật.

b, Tiêu chuẩn cụ thể:
Đối với vị trí kế toán trưởng tại một số cơ quan, đơn vị sẽ có những yêu cầu nhất định về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cụ thể phân định ra cơ quan, đơn vị yêu cầu trình độ đại học trở lên và cơ quan, đơn vị chỉ yêu cầu trình độ cao đẳng, trung cấp. Vấn đề này được quy định cụ thể như sau:
– Yêu cầu trình độ đại học trở lên đối với các cơ quan, đơn vị sau:
+ Các đơn vị dự toán phân cấp 1 thuộc nguồn ngân sách cấp huyện;
+ Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc Quốc hội, cơ quan khác của nhà nước ở trung ương hay các đơn vị kế toán thuộc các cơ quan này;
+ Chi nhánh của các doanh nghiệp nước ngoài hiện đang hoạt động tại Việt Nam;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh;
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;
+ Đối với Ban quản lý các dự án đầu tư mà có tổ chức bộ máy kế toán riêng đồng thời sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và thuộc dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A;
+ Các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hiện đang hoạt động ở cấp trung ương, cấp tỉnh mà có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước làm ngân sách hoạt động;
+ Những doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có nguồn vốn nhà nước và vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng;
+ Kế toán trưởng trong các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc nằm trong các cơ quan này;
+ Ngoài ra các cơ quan có nhiệm vụ thu và chi ngân sách nhà nước ở các cấp cũng yêu cầu phải có trình độ từ đại học trở lên.
– Yêu cầu trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên:
+ Các cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc hoặc cơ quan của tỉnh có trụ sở đặt tại địa giới hành chính cấp huyện;
+ Những cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có tổ chức bộ máy kế toán (tuy nhiên loại trừ các đơn vị dự toán phân cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện);
+ Các đơn vị kế toán ngân sách và tài chính cấp xã, phường, thị trấn;
+ Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng;
+ Ban quản lý dự án đầu tư mà có tổ chức bộ máy kế toán riêng, sử dụng nguồn ngân sách của nhà nước trừ các Ban quản lý dự án đầu tư thuộc dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A;
+ Tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội ở cấp huyện và có sử dụng ngân sách của nhà nước;
|+ Đơn vị sự nghiệp công lập trừ các đơn vị thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam không có vốn nhà nước và có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng.
c, Tiêu chuẩn cho một số đơn vị đặc biệt:
– Kế toán trưởng tại các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
– Các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có trên 50% vốn điều lệ vốn nhà nước thì kế toán trưởng phải đảm bảo điều kiện là có thời gian công tác thực tế về công tác kế toán ít nhất là 05 năm.
– Ngoài ra đối với các cơ quan, đơn vị khác không được liệt kê bên trên thì người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định về tiêu chuẩn trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng sao cho phù hợp với quy định của Luật kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Thứ hai, các đơn vị buộc phải bổ nhiệm chức danh kế toán trưởng

– Theo quy định của pháp luật, các đơn vị sau phải bổ nhiệm chức danh kế toán trưởng:
+ Các tổ chức được Nhà nước cấp vốn để tổ chức hoạt động theo Mục tiêu chính trị – xã hội cụ thể;
+ Kho bạc nhà nước, cơ quan hải quan, cơ quan thuế các cấp;
+ Các Ban quản lý dự án mà có tư cách pháp nhân do các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập thành lập;
+ Các cơ quan hành chính nhà nước;
+ Đơn vị, tổ chức có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước;
+ Tổ chức, cơ quan quản lý quỹ tài chính nhà nước nằm ngoài ngân sách nhà nước;
+ Các đơn vị kế toán ngân sách và các đơn vị tài chính tại xã, phường, thị trấn;
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập.
Tuy nhiên một số đơn vị quy định phải bổ nhiệm chức danh phụ trách kế toán sẽ không phải bổ nhiệm chức danh kế toán trưởng, bao gồm:
+ Doanh nghiệp siêu nhỏ;
+ Đơn vị kế toán chỉ có duy nhất một người làm kế toán hoặc chỉ có một người làm kiêm nhiệm công tác kế toán;
+ Đơn vị kế toán ngân sách trong lĩnh vực nhà nước và các đơn vị tài chính tại cấp xã, phường, thị trấn.

Thứ ba, thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng

– Thẩm quyền bổ nhiệm đối với các đơn vị kế toán thuộc cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước:
+ Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm Phó Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chính là cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng. Áp dụng đối với đơn vị kế toán thuộc các cơ quan có nhiệm vụ thu – chi ngân sách địa phương trừ đơn vị kế toán ngân sách và đơn vị tài chính cấp xã, phường, thị trấn.
+ Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh kế toán trưởng thuộc các đơn vị kế toán thuộc cơ quan có nhiệm vụ thu – chi ngân sách trung ương.
– Thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng tại các cơ quan nhà nước; tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước hoặc các đơn vị sự nghiệp công lập có tổ chức bộ máy kế toán:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng thuộc các đơn vị dự toán cấp I do địa phương quản lý. Tuy nhiên việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải được quyết định sau khi có ý kiến của cơ quan nội vụ và cơ quan tài chính cùng cấp với người có thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại;
+ Đối với đơn vị dự toán cấp I thuộc Trung ương thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ là những người có thẩm quyền;
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thì người đứng đầu đơn vị sẽ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng;
+ Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh Phó Thủ trưởng đơn vị sẽ có thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng tại các đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sự nghiệp công lập mà tự bảo đảm chi thường xuyên, các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên hay các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
– Ngoài các cơ quan, đơn vị nêu trên đối với các đơn vị kế toán khác thì người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ở cơ quan, đơn vị đó sẽ có thẩm quyền bổ nhiệm.

Thứ tư, thẩm quyền, thủ tục miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng

Thẩm quyền miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng:
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 04/2018/TT-BNV thì người nào, cơ quan, đơn vị nào có thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng thì người đó, cấp đó sẽ có thẩm quyền quyền miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng.
Thủ tục miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng:
Khi miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị kế toán sẽ quyết định theo thẩm quyền được quy định hoặc sẽ có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng. Trong đó văn bản đề nghị miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng phải nêu rõ lý do và có giấy tờ, tài liệu liên quan kèm theo.

Thứ năm, phụ cấp trách nhiệm của kế toán trưởng

Người làm công tác kế toán trưởng sẽ được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc theo tháng là 0,2 so với mức lương cơ sở. Hiện nay mức lương cơ sở đang là 1.490.000 đồng.
Tuy nhiên đối với những người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị là các cơ quan, tổ chức quản lý quỹ tài chính nhà nước mà ngoài phạm vi ngân sách nhà nước hoặc Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân docác cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập thành lập thì mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng sẽ được tính theo quyết định của cấp có thẩm quyền dựa trên cơ sở vận dụng theo mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng nêu trên sao cho phù hợp với hoạt động và nguồn tài chính của đơn vị mình.

THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ: 0972 291 333 (THÚY HẰNG)

Xem thêm:
khóa học kế toán trưởng doanh nghiệp. xem tại đậy
khóa học kế toán trưởng hành chính sự nghiệp. xem tại đây

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here